THÔNG BÁO SỐ 7 Về việc tra cứu điểm thi thử lần 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2025
Ngày đăng: 18/05/2025
Tin tức CSP

 

THÔNG BÁO SỐ 7

Về việc tra cứu điểm thi thử lần 3

kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2025
 

          Các em học sinh yêu quý!

          Kết quả thi rất tốt của lần ba đánh dấu, ghi nhận những nỗ lực của các em trong quá trình ôn tập để chuẩn bị cho những kì thi lớn. Mong các em tiếp tục giữ vững phong độ, tập trung và quyết liệt cho những ngày của chặng nước rút để về đích với kết quả thi rực rỡ.

          Chúc các em luôn vững tâm, bình tĩnh, học tập và có chế độ nghỉ ngơi thật hiệu quả!

          Ban tổ chức thi xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh gợi ý làm bài (có thang điểm) các môn thi, một vài nhận xét rút kinh nghiệm về bài làm của các thí sinh và  Tra cứu điểm thi lần 3.

I. GỢI Ý LÀM BÀI (CÓ THANG ĐIỂM)

Đáp án môn Toán chung thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Ngữ văn chung thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Tiếng Anh chung thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Toán chuyên thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Ngữ văn chuyên thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Vật lí thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Hóa học thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Sinh học thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Tiếng Anh chuyên thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Tin học thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Địa lí thí sinh tải tại đây

II. NHẬN XÉT

* Nhận xét chung về cách làm bài các môn trắc nghiệm, có phần trắc nghiệm: Mặc dù đã được thầy cô giám thị coi thi nhắc kỹ, nhưng nhiều thí sinh vẫn tô sai mã đề (Ví dụ mã 344 thì tô thành 334); tô và ghi không trùng khớp nhau (ví dụ: tô 334 nhưng lại ghi 344); tô và ghi chưa đúng số báo danh (nhầm lẫn nhiều nhất là dòng số 0 và số 1). Khi đi thi thật, thí sinh tô mã đề và số báo danh bị sai sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

Còn không ít thí sinh bỏ trống, không tô vào đáp án nào.

 Thí sinh tẩy không sạch, khi máy quét sẽ không tính điểm câu này, mặc dù thí sinh trả lời đúng.

 Còn một số ít thí sinh không tô bằng bút chì, mà tôi bằng bút bi hoặc bút nước.

*Nhận xét cho từng môn:

1. Môn Toán

a. Môn Toán chung

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

  • Học sinh thiếu nhân  trong công thức tính thể tích của khối nón.
  • Học sinh có sự nhầm lẫn rằng 1 là số nguyên tố nên tính sai bài toán xác suất.
  • Nhiều học sinh chưa tìm đúng số dây cung đi qua I có độ dài là số nguyên vì chưa đánh giá được  nên .

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 13:

+ Phần 13a:

  • Một số HS rút gọn biểu thức chưa đúng nên kéo theo sai cả phần b.

+ Phần 13b:

  • HS chuyển vế sai nên tìm ra .
  • HS thiếu kết hợp điều kiện xác định khi tìm .

Câu 14:

+ Phần 14a:

  • HS mắc sai lầm khi chia cho số âm nhưng không đổi chiều bất phương trình nên tìm sai điều kiện của  để
  • HS chưa biểu diễn được các nghiệm  theo .
  • HS tìm thiếu giá trị của  vì tìm sai điều kiện của  để  nên loại nghiệm sai.

+ Phần 14b:

  • HS chưa viết được bất phương trình biểu diễn tỉ lệ thành viên nam lúc sau giảm so với số thành viên nữ để đánh giá khoảng giá trị của số bạn nữ được bổ sung.

+ Phần 14c:

  • Nhiều HS chưa có kĩ năng biến đổi linh hoạt các biểu thức nên chưa tính được giá trị của biểu thức P.

Câu 15:

+ Phần 15a: Nhiều HS làm tốt phần a.

+ Phần 15b:

  • Nhiều HS chứng minh được tam giác BHI cân tại B.
  • HS ngộ nhận  thẳng hàng.
  • HS không phát hiện được tính chất của đường trung tuyến với cạnh huyền trong tam giác vuông nên không chứng minh được .

+ Phần 15c:

  • Không nhiều HS làm được phần này.
  • HS cần chú ý vận dụng linh hoạt việc cộng góc để chứng minh hai đường thẳng vuông góc.
  • HS cần chú ý vận dụng tính chất trực tâm tam giác, tính chất hình bình hành,...để chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

 

Câu 16:

  • Không nhiều HS làm được trọn vẹn bài này.
  • HS không biểu diễn được độ dài  theo  với .

HS cần linh hoạt trong việc đổi biến để tìm được giá trị nhỏ nhất của .

b. Môn Toán chuyên

          Câu 1a: Câu giải hệ phương trình không lạ với các bạn học sinh, nhiều bạn giải tốt. Tuy nhiên cũng nhiều bạn biến đổi phức tạp, không chính xác dẫn đến kết quả sai hoặc không ra kết quả.

          Câu 1b: Phần lớn các bạn giải đúng nhưng vẫn có nhiều bạn sai không gian mẫu hoặc liệt kê thiếu trường hợp của các kết quả thuận lợi của biến cố.

          Câu 2: Phần lớn các bạn chỉ giải được ý a, không nhiều bạn giải được chính xác ý b). Nhiều bạn có hướng kẹp giữa 2 số lập phương nhưng các bước đánh giá còn thiếu chính xác.

          Câu 3. Hầu hết các bạn không giải được ý 3b.

          Câu 4. Ý a) bài hình là một ý quen thuộc nên hầu như các bạn đều giải đúng. Ý b)  ít bạn làm được.

Câu 5.  Rất ít bạn làm được.

2. Môn Văn

a. Đối với bài Văn chung

          Nhận xét chung: Các em biết phân bố thời gian hợp lí để hoàn thành trọn vẹn bài thi. Về cơ bản, các em có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm truyện. Tuy nhiên, cần lưu ý về cách hiểu vấn đề nghị luận; cách xác định yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn, bài văn; cách diễn đạt. Đặc biệt, không được sử dụng hai màu mực trong bài thi, không được viết tắt, không làm phần trắc nghiệm vào trong giấy tự luận. Sau đây là những nhận xét cụ thể về phần

Câu 1.

          - Nhiều học sinh không chú ý tới yêu cầu dung lượng của đoạn văn, viết dài hơn nhiều so với dung lượng cho phép (khoảng 200 chữ); không viết đúng cấu trúc đoạn văn quy nạp mà viết theo cấu trúc phối hợp, diễn dịch; tạo lập phép thế chưa đúng cách, nhầm lẫn giữa phép thế liên kết các câu với phép thế trong phạm vi một câu.

          - Học sinh nhầm lẫn trong việc xác định yêu cầu đề: có nhiều bài triển khai theo hướng ý nghĩa, vai trò của việc mỗi ngày là một ngày vui thay vì theo hướng đề giải pháp.

          -Một số em không xác định đúng trọng tâm vấn đề nghị luận là chỉ bàn về giải pháp để mỗi ngày là một ngày vui. Đoạn văn yêu cầu triển khai một khía cạnh của vấn đề, vậy cần tập trung để đáp ứng, không viết lan man.

Câu 2.

          -Nhiều bài viết không xác định đúng vấn đề nghị luận (phân tích tác phẩm truyện) nên không phân tích được toàn bộ tác phẩm mà chỉ phân tích hình tượng nhân vật chính.

          - Một số bài viết không dẫn chi tiết trong văn bản khi phân tích, chỉ kể lại câu chuyện và đan cài một số nhận xét rải rác, không chia được luận điểm một cách mạch lạc.

          -Vẫn còn trường hợp học sinh không viết bài văn mà viết thành đoạn văn; viết vượt quá dung lượng yêu cầu.

b. Đối với bài Văn chuyên

Câu 1 (4,0 điểm)

          Nhìn chung HS đã biết cách tạo lập văn bản nghị luận xã hội và bàn luận đúng hướng, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

          - Kĩ năng diễn đạt: vẫn còn nhiều bài có lối diễn đạt hoa mĩ, rườm rà, không làm sáng tỏ được vấn đề.

          - Bài viết đi đúng hướng nhưng chưa phân tích sâu sắc.

          - Chọn và phân tích dẫn chứng còn máy móc, ít chú ý đến chia sẻ trải nghiệm bản thân về vấn đề đang nghị luận.

          - Nhiều bài viết chưa có liên hệ, mở rộng.

Câu 2 (6,0 điểm)

          Một số bài viết đã biết cách tạo lập văn bản nghị luận văn học, xác định được vấn đề nghị luận, thể hiện được góc nhìn và quan điểm riêng, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

          - Kĩ năng diễn đạt và trình bày: mắc nhiều lỗi về diễn đạt (khẩu ngữ, diễn đạt mơ hồ, rườm rà, thiếu lô-gích,…); nhiều HS chưa biết tách ý, tách đoạn để bài viết sáng rõ, khoa học.

          - Vốn tác phẩm của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh không thuộc thơ để dùng làm dẫn chứng hoặc sử dụng dẫn chứng chưa phù hợp; trích được tác phẩm nhưng phân tích chưa đúng hướng để thấy được nỗi nhớ hướng đến các đối tượng cụ thể.

          - Không nhiều học sinh triển khai và phân tích được các cung bậc khác nhau của nỗi nhớ.

          - Một số em thể hiện có vốn lí luận song việc vận dụng, huy động kiến thức chưa linh hoạt; tư duy triển khai thiếu mạch lạc, thuyết phục. Đôi chỗ, phô khoe kiến thức chưa thật phù hợp. 

          - Một số trích dẫn và hiểu biết về tác phẩm được sử dụng trong bài chưa chính xác.

3. Môn Lý

Câu II:

- Ý 1, đa số tính đúng chênh lệch nhiệt độ lần đầu tiên.

- Ý 2, rất ít học sinh tìm biểu thức tổng quát của chênh lệch nhiệt độ, đa số làm thủ công, cân bằng Nhiệt 7 lần => Sai sót trong tính toán

Câu III:

- Ý 1: đa số học sinh làm đúng. Tuy nhiên có nhiều học sinh biện luận sai về việc cực dương vôn kế mắc vào điểm nào (U4>U1 -> cực dương mắc vào N : sai!). Nên biện luận theo điện thế UMN = VM - VN = UMA + UAN = -U1 + U4 > 0 -> cực dương mắc vào M.

- Ý 3: học sinh tính sai điện trở điot

- Nhiều học sinh viết sai biểu thức hiệu điện thế hai đầu diot

Câu IV:

- nhiều học sinh nhầm dấu nhỏ hơn, lớn hơn trong ý tìm điều kiện của góc

Câu V:

- Ý 2, nhiều học sinh hiểu sai vai trò của khung sắt, chỉ đơn giản là dùng để cố định vật liệu, không có vai trò gì khác.

4. Môn Hóa

          1. Học sinh đọc kĩ đề bài, chọn câu dễ làm trước.

          2. Trong bài 1.2: đây là một nội dung khá mới với HS cấp 2, các em cứ đọc kĩ đề bài, quan sát kĩ hình vẽ và bình tĩnh trả lời các ý hỏi của bài toán. Các ý này cũng được sắp xếp khoa học để gợi ý dần cho học sinh.

          3. Qua bài 2, tác giả muốn nhắc HS chú ý các kiến thức trong sgk, từ những kiến thức, lí thuyết, khái niệm đơn giản nhất học sinh cũng cần nắm chắc.

          4. Khi gặp các câu khó, học sinh cũng nên cố gắng tính toán và viết hết các phương trình phản ứng trong khả năng, cũng sẽ vẫn dành được 1 số điểm nhất định.

          5. Trong các bài tính toán, học sinh đặc biệt lưu ý việc chuyển đổi đơn vị, trả lời đúng giá trị mà đề bài yêu cầu gắn với đơn vị cụ thể: ví dụ tính bán kính theo m, tính thế tích theo L …

Tránh những lỗi sai đáng tiếc do không đọc kĩ yêu cầu đề bài.

          Ngoài ra, khi biểu diễn các giá trị quá lớn hay quá nhỏ nên biểu diễn dưới dạng a.10x thì tính toán sẽ đỡ nhầm lẫn hơn, tránh viết những con số dài đến hàng chục chữ số. Các kết quá tính toán ở những bước cuối tránh để phân số mà nên viết ở dạng số thập phân sẽ thuận lợi hơn cho người chấm.

5. Môn Sinh

Câu 1. Đa số học sinh làm bài tốt.

Câu 2. Các con chưa giải thích được vì sao có hiện tượng đảo ngược tháp sinh thái, phần tháp năng lượng phần lớn các con trả lời tốt.

Câu 3. nhiều học sinh chưa biết khai thác hình và chưa trả lời trọng tâm vào câu hỏi.

Câu 4. 1 số hs làm tốt ý a, còn lại đa số phát hiện sai quy luật di truyền và trình bày rất dài dòng, chưa khoa học.

Câu 5. Hầu hết thí sinh làm tương đối tốt, một số chưa có kiến thức về công nghệ gene, công nghệ DNA tái tổ hợp và các công cụ liên quan nên mô tả lại bằng lời nhưng chưa chính xác. Phần lớn các thí sinh mất điểm ý cuối của câu vì không giải thích được vai trò của DNA ligase.

Câu 6. Hầu hết thí sinh làm được phần đầu của câu, một số thí sinh nhận diện sai nhân tố tiến hóa chính. Phần 2 của câu hỏi đa phần thí sinh không chuyển nội dung ứng dụng sang kháng sinh mà vẫn tư duy kháng sinh là thuốc trừ sâu theo phần I.

6. Môn Tiếng Anh chuyên

1. Một vài học sinh còn viết bằng bút chì hoặc viết 2 màu mực khác nhau trong bài làm. Theo quy chế thi, những bài làm như vậy sẽ bị coi là phạm quy.

2. Phần tìm và sửa lỗi sai: một số học sinh không đọc kỹ yêu cầu của đề bài, tìm và sửa được lỗi, nhưng không ghi lỗi đó thuộc dòng nào thì cũng không được tính điểm.

3. Phần viết đoạn văn: một số học sinh vẫn viết thành bài luận, trong khi đề bài yêu cầu là viết 1 đoạn văn, do vậy, bài viết sẽ bị trừ điểm về format.

7. Môn Địa lí

Câu 1:

Nhiều học sinh chưa nắm chắc mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước sông với mùa lũ của sông nên không xác định được thời gian mùa lũ của sông ngòi từng vùng khí hậu. Vì thế không so sánh được sự khác nhau về mùa lũ của sông vùng khí hậu nhiệt đới với sông ngòi vùng khí hậu ôn đới.

Câu 2:

- Ý a:

+ Học sinh không đọc kĩ đề nên chưa xác định đúng phạm vi nội dung cần phân tích: Đề bài chỉ yêu cầu nhận xét sự phân hoá “nhiệt” theo chiều “bắc – nam” và trong “mùa đông” nên nhiều học sinh làm lạc đề theo hướng sự phân hoá khí hậu nói chung hoặc sự phân hoá khí hậu theo bắc – nam của cả nước.

+ HS cũng chưa phân tích đúng/đủ các nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá nhiệt độ theo bắc – nam, chủ yếu mới nêu được tác động của gió mùa đông bắc.

- Ý b:  HS làm lạc đề nhiều ở vế hỏi đầu tiên từ chứng minh thành giải thích sự đa dạng của giới sinh vật. Vế hỏi thứ 2, phần lớn học sinh nêu được nguyên nhân do độ cao địa hình và gió mùa đông bắc, tuy nhiên vẫn thiếu nguyên nhân và phân tích/diễn giải các nguyên nhân này chưa đúng.

Câu 3:

- Ý a: Đa số học sinh nhận xét đầy đủ cơ cấu lao động. Còn một số HS thiếu ý cơ cấu có sự chênh lệch giữa các thành phần. Nhiều HS sử dụng từ sai: tỉ trọng – cơ cấu.

- Ý b: Nhiều HS chưa nêu được xu hướng già hoá dân số; giải thích, diễn giải ý còn bị sót, mất ý trong phần giải thích tỉ suất tử giảm, tỉ suất sinh giảm.

Câu 4:

- Ý a: HS còn chưa nêu được đủ đặc điểm của khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều học sinh thiếu phần ảnh hưởng tiêu cực.

- Ý b: HS hay ghép cả trâu và lợn để giải thích nên thường bị nhầm lẫn hoặc thiếu lí do. Đặc biệt, nhiều HS chưa diễn giải được rõ lí do về nguồn thức ăn cụ thể của TDMNBB cho chăn nuôi trâu, lợn mà chỉ nêu tiêu đề của các điều kiện phát triển chăn nuôi.

Câu 5:

- Ý a: HS đa phần tính đúng kết quả. Tuy nhiên phần nhiều HS còn thiếu nêu công thức tính, một số học sinh sai công thức tính.

- Ý b:

+ Nhận xét: Đa số học sinh nhận xét được ý sản lượng và tỉ trọng sản lượng điện tái tạo tăng nhanh, tuy nhiên ý sản lượng và tỉ trọng còn thấp phần lớn học sinh không nêu được. Khá nhiều học sinh nhận xét nhầm sang cơ cấu sản lượng điện, viết sai tỉ trọng thành cơ cấu khi nhận xét về thành phần.

+ Giải thích:

Nhận xét thiếu nên phần lớn HS thiếu ý giải thích sản lượng và tỉ trọng thấp do mới phát triển.

          Phần nhiều HS chưa trình bày đầy đủ nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta dồi dào. Nhiều HS thiếu ý năng lượng truyền thống cạn kiệt và tác động xấu đến môi trường.

Một số HS nhận xét nhầm về cơ cấu nên giải thích bị nhầm.

8. Môn Tin học: Phần nhận xét đã được thầy cô tổng hợp trong Đáp án, hướng dẫn chấm.

III. TRA CỨU ĐIỂM THI

1. Phổ điểm các môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tra cứu điểm thi lần 2 của mình tại link sau đây:  https://csp.edu.vn/tra-cuu-diem-thi

 

                                                                        BAN TỔ CHỨC