TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
THÔNG BÁO
Về việc tra cứu điểm thi thử lần 1 và thông báo thi thử lần 2
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2025
Sau đợt thi thử đầu tiên, Ban tổ chức thi trường THPT Chuyên ĐHSP xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh gợi ý làm bài (có thang điểm) các môn thi, một vài nhận xét về kì thi, Tra cứu điểm thi lần 1.
I. GỢI Ý LÀM BÀI (CÓ THANG ĐIỂM)
Đáp án môn Toán chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Toán chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Vật lí thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Hóa học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Sinh học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Tiếng Anh thí sinh tải tại đây
II. NHẬN XÉT
1. Môn Toán
a. Môn Toán chung
Câu 1. a) Học sinh làm tốt.
b) Nhiều bạn còn nhầm phương trình là phương trình ẩn x nên dẫn tới
Câu 2. Khi gọi t (phút) là thời gian trung bình mà bác Minh gọi điện thoại mỗi tháng thì phần lớn học sinh xét luôn t > 60 mà không giải thích.
Câu 3.
a) +) Hầu hết hs đều sử dụng phương pháp liệt kê số trận đấu.
+) Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đếm thiếu, đếm sai thành 20 trận do không đọc kĩ giải thiết mỗi đội thi đấu đúng một trận với các đội còn lại.
b) +) Phần lớn học sinh đều dùng cách suy luận ngược, từ các đội E, D và suy ra các đội còn lại.
+) Số ít học sinh dùng cách đặt ẩn phụ và lập luận về số điểm để dẫn tới trận hòa của A và D.
Câu 4.
a) Đa số học sinh làm đúng.
b) Số học sinh làm được không nhiều.
c) Nhiều học sinh không làm được ý b) nhưng làm được ý c) hoặc tính toán được độ dài các cạnh BC, AH, diện tích tam giác ABC, diện tích hình quạt tròn.
Câu 5. Chỉ có một số ít học sinh làm được.
b. Môn Toán chuyên
Trong quá trình chấm bài chuyên, có thể thấy một số lỗi phổ biến mà học sinh mắc phải:
- Một số học sinh mắc lỗi ở những kiến thức nền tảng, điều này cho thấy các em chưa nắm vững lý thuyết hoặc chưa rèn luyện đủ để tránh sai sót đáng tiếc.
- Một số em hiểu sai khái niệm xác suất, dẫn đến cách giải sai hoặc chưa tối ưu. Ngoài ra, cách trình bày còn dài dòng, chưa rõ ràng.
- Một số học sinh thừa nhận tính chất mà không chứng minh. Một số em làm bỏ qua các bước lập luận quan trọng, tự động sử dụng một số tính chất mà không có giải thích hoặc chứng minh đầy đủ, điều này dẫn đến cách giải thiếu chặt chẽ.
- Một số học sinh không đọc kỹ đề bài, suy luận sai, dẫn đến hiểu sai yêu cầu bài toán.
Để cải thiện, học sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc đề, chú trọng việc nắm vững lý thuyết cơ bản, trình bày chặt chẽ và rèn tư duy suy luận logic hơn.
2. Môn Văn
a. Đối với bài Văn chung
Nhận xét chung: Các em biết phân bố thời gian phù hợp để đảm bảo làm trọn vẹn bài thi. Về cơ bản, các em có kĩ năng làm bài khá tốt, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, viết bài nghị luận xã hội với hệ thống ý mạch lạc, triển khai các luận điểm hợp lí. Tuy nhiên, cần lưu ý về cách hiểu vấn đề và cách diễn đạt, dùng từ, chính tả (hiểu vấn đề một chiều và tuyệt đối hóa cách hiểu đó; nhiều em dùng khẩu ngữ; diễn đạt kiểu văn nói, vụng về, rườm rà,…; sử dụng kí hiệu viết tắt).
Sau đây là những nhận xét cụ thể:
Phần Đọc hiểu:
Câu 1. Hầu hết thí sinh trả lời đúng.
Câu 2. Vẫn còn nhiều thí sinh đưa ra câu trả lời gượng ép, không thuyết phục, thể hiện khả năng đọc hiểu văn bản còn hạn chế.
Câu 3. Các em gọi tên được biện pháp nghệ thuật nhưng có nhiều em không nêu biểu hiện; nêu tác dụng của biện pháp một cách chung chung, mang tính công thức không phù hợp, không gắn liền với ngữ liệu cụ thể.
Câu 4. Một số em nêu bài học không có sự liên kết với nội dung tác phẩm, cá biệt có em chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Đề yêu cầu viết về “bài học ý nghĩa nhất”, tức là thí sinh phải lựa chọn và viết về 01 bài học rút ra từ câu chuyện. Tuy nhiên, có em vẫn trình bày nhiều hơn 01 bài học.
Phần Viết:
Câu 1.
- Đa phần các em không chú ý tới yêu cầu về dung lượng của đoạn văn và viết dài hơn nhiều, thậm chí gấp nhiều lần dung lượng cho phép. Đây là một điểm trừ của các bài thi.
- Nhiều bài không có hệ thống luận điểm đáp ứng yêu cầu của đề mà chủ yếu kể lại tác phẩm. Khi phân tích nhân vật, các em chỉ chú trọng đặc điểm nhân vật mà không có luận điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng ít bài nêu được ý nghĩa hình tượng nhân vật.
- Một số bài không xác định đúng vấn đề nghị luận là phân tích nhân vật mà sa vào phân tích đoạn trích.
Câu 2.
- Vẫn còn những bài viết sử dụng mở bài khuôn mẫu, không phù hợp với vấn đề nghị luận.
- Có không ít bài hiểu chệch hướng sang thất bại trong cuộc sống, nỗ lực và ước mơ,… nên triển khai bài viết không đúng trọng tâm. Cũng có những em tuyệt đối hóa cách hiểu của bản thân về vấn đề dẫn đến lập luận thiếu thuyết phục.
- Nhiều bài không có dẫn chứng hoặc nêu dẫn chứng chưa phù hợp, còn chung chung hoặc khiên cưỡng.
b. Đối với bài Văn chuyên
Câu 1 (4,0 điểm)
Một số bài viết đã biết cách tạo lập văn bản nghị luận xã hội, thể hiện được góc nhìn và quan điểm riêng, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vẫn có học sinh triển khai bài viết dưới hình thức một đoạn văn, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy cách và dung lượng của một bài văn.
- Nhiều bài diễn đạt rơi vào hoa mĩ, rườm rà, không làm sáng tỏ được vấn đề.
- Đề bài yêu cầu bàn luận về một vấn đề đời sống được gợi ra từ chia sẻ của nhiếp ảnh gia song nhiều bài viết không giải thích và làm sáng tỏ câu chuyện, dẫn đến xác định chưa trúng vấn đề nghị luận.
- Phần phân tích, chứng minh còn lan man, lòng vòng, thiếu thuyết phục. Hệ thống luận điểm cần bám đề, có chiều sâu hơn; lựa chọn dẫn chứng cần chính xác, phù hợp để chứng minh cho lập luận của bản thân, tránh dùng những dẫn chứng chung chung hoặc khiên cưỡng.
- Nhiều bài chưa có liên hệ, mở rộng.
Câu 2 (6,0 điểm)
Một số bài viết đã biết cách tạo lập văn bản nghị luận văn học, xác định được vấn đề nghị luận, thể hiện được góc nhìn và quan điểm riêng, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nhiều bài viết còn mắc các lỗi về diễn đạt: sử dụng khẩu ngữ, diễn đạt mơ hồ, rườm rà, thiếu lô-gích,… Học sinh chưa biết tách ý, tách đoạn để bài viết sáng rõ, khoa học.
- Một số học sinh vẫn còn sử dụng bút xoá khi làm bài.
- Năng lực tư duy, xử lí yêu cầu của đề chưa tốt. Đề bài đặt lệnh: “Từ việc cảm nhận bài thơ, anh/chị hãy bàn luận về ý kiến….” (yêu cầu trọng tâm là cảm thụ bài thơ, sau đó mới bàn luận ý kiến) tuy nhiên phần lớn các bài viết làm ngược lại. Thậm chí nhiều học sinh chỉ phân tích lướt, hoặc bỏ qua bài thơ để tập trung giải quyết vấn đề lí luận.
- Kĩ năng cảm thụ tác phẩm từ góc độ thể loại chưa chắc chắn. Nhiều em khi viết chỉ diễn xuôi lại bài thơ mà không bám sát phân tích các tín hiệu ngôn từ. Những cảm nhận sâu, phát hiện tinh về mặt tư tưởng, nghệ thuật vì thế không nhiều.
- Kĩ năng giải thích và bàn luận còn nhiều hạn chế. Một số em thể hiện có vốn lí luận song việc vận dụng, huy động kiến thức chưa linh hoạt; tư duy triển khai rối, bề bộn.
- Một số trích dẫn và hiểu biết về tác phẩm được sử dụng trong bài chưa chính xác.
- Các em lưu ý phân bố thời gian hợp lí để hoàn thiện bài làm, tránh để bài dang dở.
3. Môn Lý
Câu 1.
+ Một số học sinh sử dụng công thức lượng giác sai nên tính sai ý 1.
+ Ý 2 nhiều học sinh ngộ nhận dẫn đến không tìm được con đường di chuyển ngắn nhất của Nam.
Câu 2.
+ Nhiều học sinh không nhận ra nước bị tràn ra nên tính khối lượng nước cân bằng vẫn là 1kg.
+ Học sinh tính toán sai.
Câu 3.
+ Ý 1 hầu hết học sinh làm đúng
+ Ý 2, nhiều học sinh cố tìm hàm của I theo U nhưng sai về bản chất.
Câu 4.
+ Học sinh tính bề rộng lớn nhất tương ứng với ảnh có kích thước 24mm (chưa phải kích thước ảnh lớn nhất).
+ Nếu hiểu “độ rộng” là diện tích thì cần tính cụ thể chiều cao và chiều rộng của toà nhà
+ Nhiều học sinh thay diện tích vào công thức độ dài ảnh -> sai (với diện tích, cần lấy bình phương độ phóng đại mới đúng)
+ Một số ít học sinh lấy kích thước ảnh lớn nhất là đường chéo phim, tuy nhiên toà nhà không phải là một đường thẳng, chụp như vậy không lấy được toàn bộ bề rộng của toà nhà -> kết quả không phù hợp.
+ Học sinh chưa liên hệ được khái niệm độ sâu trường ảnh sang ứng dụng thực tế.
4. Môn Hóa
A. Nhận xét chi tiết theo từng phần:
Câu 1:
Xác định số hạt proton, electron, neutron khá chính xác nhưng chưa trình bày rõ cách lập luận.
Các hiện tượng thực tế được giải thích khá tốt, tuy nhiên phương trình hóa học ở một số câu chưa đầy đủ hoặc cân bằng sai.
Câu 2:
Phần khuếch tán khí được trình bày khá rõ ràng nhưng chưa có giải thích cụ thể về tốc độ khuếch tán của từng khí.
Bài toán về độ tan của Ca(OH)₂ cần cẩn thận hơn trong việc chuyển đổi đơn vị và tính toán.
Phần xử lý nước thải có ý tưởng tốt nhưng còn thiếu lập luận chặt chẽ để tính toán thể tích dung dịch cần dùng.
Câu 3:
Bài toán về muối Mohr được làm khá tốt, phương trình phản ứng chính xác. Tuy nhiên, chưa giải thích đầy đủ về việc tại sao không thể thay thế H₂SO₄ bằng HCl trong phản ứng với KMnO₄
Phần xác định độ tinh khiết cần cẩn thận hơn trong các bước tính toán để tránh sai số.
Bài toán xác định công thức Na2O2 và KO2 cần lập luận để tìm ra công thức
Câu 4:
Bài tập về phản ứng olefin metathesis chưa xác định đúng công thức cấu tạo của sản phẩm hoặc chất đầu.
Câu hỏi về hiệu ứng nhà kính có cách tiếp cận hợp lý nhưng cần ghi chú rõ các đơn vị tính toán.
Câu 5:
Phần bài toán ethanol có cách làm đúng nhưng chưa kết luận rõ ràng về lượng rượu tối đa có thể uống mỗi ngày.
Tính toán về nhiệt lượng tỏa ra từ hỗn hợp ethanol-methanol có hướng đi đúng nhưng cần kiểm tra lại bước lập hệ phương trình.
Phần xác định công thức cấu tạo của acid nhiều học sinh sai do không hiểu rõ nguyên tử C bất đối dẫn đến sai viết công thức cấu tạo
B. Một số chú ý chung:
Cẩn thận với sai sót trong phương trình hóa học: Một số phương trình chưa được cân bằng chính xác hoặc thiếu sản phẩm/phản ứng phụ. Cần kiểm tra kỹ trước khi viết vào bài làm.
Kiểm soát sai số trong tính toán: Nhiều bài tập tính toán có sự sai lệch nhỏ do làm tròn số hoặc sử dụng sai đơn vị. Cần chú ý sử dụng đúng số chữ số thập phân và đơn vị đo lường.
Đọc kỹ đề bài để tránh bỏ sót ý: Một số bài chưa trả lời đầy đủ tất cả các yêu cầu của đề, đặc biệt là những câu có nhiều ý nhỏ. Cần đọc kỹ và kiểm tra lại bài làm để tránh mất điểm không đáng có.
Rèn luyện kỹ năng nhận dạng hợp chất hữu cơ: Đặc biệt là đối với các bài tập về công thức cấu tạo, nhiều học sinh còn nhầm lẫn khi xác định nhóm chức hoặc tính chất của hợp chất. Cần luyện tập thêm về cách suy luận từ công thức phân tử đến công thức cấu tạo.
Lưu ý tốc độ làm bài: Đề thi có thời gian giới hạn, vì vậy cần luyện tập phân bổ thời gian hợp lý, tránh mất quá nhiều thời gian vào một câu khó mà bỏ lỡ những câu dễ hơn.
Chú ý cách trình bày bài thi: Bài làm cần được trình bày rõ ràng, gọn gàng, có các bước giải cụ thể, tránh viết sai sót hoặc tẩy xóa nhiều gây mất điểm.
5. Môn Sinh
* Nhận xét chung
Lượng kiến thức mà các thí sinh có chưa nhiều và chưa hoàn thiện, đặc biệt ở nội dung KHTN 8 mạch Vật sống do học từ lâu nên nhiều thí sinh quên kiến thức. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế ở chương trình lớp 9 của thí sinh chưa được tốt. Kĩ năng đọc hiểu và đặc biệt bám sát vào trả lời các câu lệnh của đề của nhiều thí sinh chưa ổn, trả lời còn lan man và chưa kết luận được vấn đề mà đề bài yêu cầu.
* Với mỗi câu hỏi:
Câu I. Nhiều học sinh chưa ôn lại kiến thức lớp 8 (về sinh học cơ thể động vật) nên trả lời chưa đúng trọng tâm, không được điểm tối đa của câu hỏi.
Câu II. Một số học sinh chưa nắm được đặc điểm của 4 khu sinh học và chưa có kĩ năng phân tích biểu đồ, có em không có kĩ năng làm bài nên chưa trả lời đúng theo câu hỏi.
Câu III. Mặc dù là kiến thức mới nhưng qua diễn giải của đề đa số học sinh hiểu ở mức cơ bản. Một số ý nâng cao chưa làm được, kỹ năng trình bày chưa tốt.
Câu IV. Đa số học sinh hiểu và làm được ý A. Ý B, C đa số học sinh chưa có kỹ năng tính toán nên trình bày dài dòng và bị rối, cuối cùng vẫn không ra được kết quả.
Câu V. Nhiều thí sinh trả lời khá tốt nhưng một số khác chưa kết nối được 2 mảng kiến thức: di truyền liên kết giới tính, hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm phân hình thành giao tử với việc xác định kiểu gene của các cá thể. Thí sinh cần nắm chắc lại kiến thức ở khía cạnh này để làm bài chính xác hơn.
Câu VI. Nhiều thí sinh nắm chắc kĩ thuật tính tỉ lệ giao tử từ một quần thể cho trước và các nhân tố tiến hóa tác động lên quần thể nên có thể đạt điểm tối đa cho câu này. Tuy nhiên, một số thí sinh nhầm lẫn giữa quần thể tiến hóa và quần thể sinh thái nên trả lời sai câu lệnh.
6. Môn tiếng Anh
- Dạng bài biến đổi từ: nhiều học sinh tìm được từ nhưng viết sai chính tả hoặc thiếu số nhiều (với danh từ)
- Dạng bài sửa lỗi sai: một số học sinh không ghi dòng nên không được tính điểm
- Một số lỗi hay gặp trong viết đoạn
• Viết thành bài essay thay vì viết đoạn như yêu cầu của đề bài
• Dùng từ không đúng ngữ cảnh
• Triển khai ý không liên quan đến chủ đề đoạn
• Dẫn đề quá dài khi vào ý chủ đề khiến mất trọng tâm (phần trả lời cho câu hỏi của đề bài chỉ còn chưa đến một nửa của đoạn văn)
• Phát triển ý cả thuận lợi và khó khăn trong khi đề bài chỉ yêu cầu thảo luận những khó khăn thách thức
III. TRA CỨU ĐIỂM THI
1. Phổ điểm các môn
Phân tích kết quả thi, xin mời tham khảo tại đây
2. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tra cứu điểm thi lần 1 của mình tại link sau đây: https://csp.edu.vn/tra-cuu-diem-thi
IV. THÔNG BÁO THI THỬ LẦN 2 NĂM 2025
1. Đối tượng dự thi
Học sinh khối lớp 9 tất cả các trường THCS trên toàn quốc.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức
Thời gian thi
|
Thời gian đăng kí thi
|
Thời gian xem SBD và hướng dẫn thi
|
Hình thức thi
|
Xem kết quả thi
|
Đợt 2
Ngày 12,13/04/2025
|
Từ 10/03/2025 đến hết 09/04/2025
|
Từ ngày 12/04/2025
|
Thi trực tiếp tại trường THPT Chuyên ĐHSP
|
Ngày 23/04/2025
|
Đợt 3 (Dự kiến)
Ngày 10,11/05/2025
|
Từ 15/04/2025 đến hết 07/05/2025
|
Từ ngày 10/05/2025
|
Thi trực tiếp tại trường THPT Chuyên ĐHSP
|
Ngày 20/05/2025
|
3. Lịch thi cụ thể
Ngày thi
|
Thời gian
|
Môn thi
|
Thời gian làm bài
|
Thứ 7
Ngày 12/04/2025
|
12h45’
|
Tập trung thí sinh phổ biến quy chế, hướng dẫn thi
|
13h30’
|
Tiếng Anh chung
|
60 phút
|
15h00’ – 17h00’
|
Văn chung
|
120 phút
|
Chủ nhật
Ngày 13/04/2025
|
7h20’
|
Tập trung thí sinh tại phòng thi
|
8h00’ – 10h00’
|
Toán chung
|
120 phút
|
14h00’
|
Tập trung thí sinh tại phòng thi
|
14h30’ – 17h00’
|
Môn chuyên (Toán, Vật lí, Sinh học, Ngữ Văn)
|
150 phút
|
|
14h30’ – 16h30’
|
Môn chuyên (Tiếng Anh, Hóa học)
|
120 phút
|
Lưu ý: Riêng chuyên Tin học thi môn chuyên bằng môn Tin và chuyên Địa lí, nhà trường chỉ tổ chức thi thử vào đợt cuối cùng.
4. Cách thức đăng kí và lệ phí dự thi
- Lệ phí thi: 600.000đ/1 đợt thi. (Bao gồm lệ phí đăng kí, lệ phí thi. Lệ phí sẽ không được hoàn trả nếu thí sinh bỏ thi)
- Đăng kí dự thi:
a. Đăng kí trực tuyến
+ Bước 1: Thí sinh nộp tiền vào số Tài khoản: 020094766266 tại ngân hàng SACOMBANK, PGD Lê Đức Thọ - CN Từ Liêm; chủ tài khoản TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM.
Cú pháp nộp tiền: L9 kí hiệu môn chuyên Họ và tên thí sinh
Ví dụ: L9 CA Nguyen Van A
Kí hiệu môn chuyên được quy định như sau:
CA: Chuyên Tiếng Anh
CH: Chuyên Hóa học
CL: Chuyên Vật lí
CO: Chuyên Toán
|
CS: Chuyên Sinh học
CV: Chuyên Ngữ văn
CT: Chuyên Tin học (Môn Tin thi bằng Toán chuyên
|
+ Bước 2: Phụ huynh và học sinh chụp biên lai nộp tiền gửi vào email: chuyensp16@gmail.com , ghi rõ họ tên thí sinh, Ngày tháng năm sinh, môn chuyên đăng ký dự thi và số điện thoại liên hệ gửi kèm. Trong 24h, Ban tổ chức thi sẽ đối chiếu thông tin từ ngân hàng và biên lại nộp tiền. Sau đó, BTC sẽ gửi tin nhắn xác nhận và cấp mã dự thi cho thí sinh qua email đã đăng kí. (Mã dự thi không phải là số báo danh). Thí sinh lưu ý thư có thể vào inbox hoặc spam.
Nếu trong vòng 24h thí sinh vẫn chưa nhận được mã dự thi, phụ huynh và học sinh nhắn tin văn bản (không nhắn zalo) đến số điện thoại 0865766346 hoặc nhắn lại vào đúng email đã gửi để được giải quyết.
+ Bước 3: Thí sinh dùng mã dự thi được cấp, đăng kí dự thi qua link sau đây: https://forms.gle/rHSS2gGeNyh75MzJ6 .
Lưu ý: Khi đăng kí thi thử lần 1, một số phụ huynh đã chuyển khoản lệ phí đăng kí cả 2 đợt hoặc 3 đợt. Với những thí sinh đã đăng kí 2 đợt, đã nộp 450.000đ cho đăng kí thi thử lần 2, phụ huynh và học sinh nộp thêm 150.000đ và gửi biên lai vào email chuyensp16@gmail.com. Những thí sinh đã đăng kí cả 3 đợt, đã nộp 900.000đ cho đăng kí thi thử lần 2, lần 3, phụ huynh và học sinh nộp thêm 300.000đ và gửi biên lai vào email chuyensp16@gmail.com. Phụ huynh bây giờ mới đăng kí thi thử lần 2 hoặc lần 3, nộp 600.000đ/1 đợt.
b. Đăng kí trực tiếp
Phụ huynh và học sinh có thể đăng kí trực tiếp tại phòng 107 Trường THPT Chuyên ĐHSP, nhà D1, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN.
5. Xem SBD và kết quả thi
- Thí sinh xem danh sách, số báo danh, phòng thi trên trang web http://csp.edu.vn. Nếu có sai sót về thông tin dự thi, thí sinh gọi điện đến số điện thoại 0865766346 hoặc gửi vào email chuyensp16@gmail.com (với các trường hợp đăng kí online); các vấn đề chung của kì thi và đăng kí trực tiếp gọi đến số 0977.844.585, 0815.433.555 để được giải quyết.
- Kết quả thi, gợi ý làm bài và thang điểm được công bố trên trang web http://csp.edu.vn sau khi thí sinh biết điểm thi.
Ban tổ chức sẽ dừng nhận đăng ký thi thử khi hết chỗ.
BAN TỔ CHỨC